CHRO – Quản Trị Sự Phát Triển Của Văn Hóa Doanh Nghiệp

6 Nền tảng phát triển doanh nghiệp bền vững

Phát triển doanh nghiệp bền vững là quá trình xây dựng và vận hành một tổ chức một cách có trách nhiệm với môi trường, xã hội và kinh tế, nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững. Dưới đây là 6 nền tảng quan trọng để phát triển doanh nghiệp bền vững:

Chiến lược: Chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp là một kế hoạch tổ chức và thực hiện các hoạt động và quyết định kinh doanh để đạt được mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp: Một văn hoá doanh nghiệp mạnh mẽ và tích cực có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, và giúp tổ chức đạt được mục tiêu kinh doanh của mình một cách hiệu quả và bền vững.

Lãnh đạo: Tầm, Tâm và Phong cách lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển một doanh nghiệp bền vững

Hệ thống quản lí vận hành: Hệ thống quản lý phát triển doanh nghiệp là một cách tiếp cận tổ chức và quản lý các hoạt động phát triển của một doanh nghiệp. Nó bao gồm một loạt các quy trình, công cụ và phương pháp được sử dụng để định hình, thúc đẩy và đo lường sự phát triển của doanh nghiệp theo các mục tiêu chiến lược

Nguồn nhân lực: Sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả và chiến lược, doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và đổi mới, thúc đẩy sự phát triển và thành công lâu dài.

Trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội không chỉ là một nghĩa vụ đạo đức mà còn là một cơ hội để doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội và đồng thời tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Phần I: Định nghĩa Văn hoá & Văn hoá Doanh nghiệp

Văn hoá là gì?

“Văn hóa là tập hợp các ý thức được lập trình sẵn, xác định sự khác biệt giữa các thành viên ở nhóm này với nhóm kia” (Hofstede)

Văn hóa của mỗi doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, niềm tin và hành vi do các thành viên trong công ty sáng tạo, tích lũy, thay đổi và chấp nhận, chia sẻ rộng rãi trong tổ chức.

Văn hoá doanh nghiệp: Cái dễ nhận thấy, nhưng khó định nghĩa nhất.

  • Muốn phát triển bền vững, phải khẳng định được bản sắc, phong cách văn hoá riêng có tính thống nhất, đoàn kết và tính truyền thống tạo uy tín vững chắc cho DN.
  • Muốn thắng trong cạnh tranh, DN phải tìm mọi cách khơi dậy các nguồn nội lực bên trong và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nền tảng văn hoá đem lại sức mạnh tổng hợp cho DN.
  • Muốn liên kết, hội nhập trên thị trường phải khẳng định được đẳng cấp vượt trội về văn hoá trong 4 yếu tố: Con người, công nghệ, tài chính, Marketing

Văn hóa của mỗi doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, niềm tin và hành vi do các thành viên trong công ty sáng tạo, tích lũy, thay đổi và chấp nhận, chia sẻ rộng rãi trong tổ chức.

Văn hoá doanh nghiệp được hiểu một cách ngắn gọn là một khuôn mẫu tổng hợp về lòng tin, sự mong đợi, các giá trị quan điểm và hành vi được thể hiện trong tổ chức.

Phần II: Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị Cốt lõi

Tầm nhìn

Xây dựng các đội ngũ vô địch tại các doanh nghiệp là mong muốn thiết tha tột cùng của chúng tôi song song với hành trình trở thành đối tác hàng đầu trên toàn thế giới về phát triển quản lý, lãnh đạo, đội ngũ thông qua kinh nghiệp thực chiến.

Sứ mệnh

VCPG tin rằng ai cũng có tài năng của riêng mình. Chỉ cần trang bị kinh nghiệp dẫn đường từ những người thầy thực chiến và một vị trí phù hợp trong một tổ chức phù hợp thì bạn sẽ trở thành phiên bản tốt nhất của mình.

Vậy tại sao phải xây dựng văn hoá Doanh nghiệp?

Khi có một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, nhân viên sẽ cảm thấy tự hào và gắn bó với công ty, từ đó giảm tỷ lệ nghỉ việc và tăng năng suất làm việc.

  1. Hướng dẫn hành vi và quyết định: Văn hóa doanh nghiệp thiết lập các giá trị, niềm tin và quy tắc hành vi chung trong tổ chức. Nó định hình cách nhân viên làm việc và ra quyết định hàng ngày, giúp đảm bảo sự nhất quán và đồng nhất trong hành động của mọi người.
  2. Tạo điều kiện cho sự phát triển và đổi mới: Một văn hóa doanh nghiệp tích cực khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo bằng cách tạo ra một môi trường làm việc mà các ý tưởng mới được đánh giá cao và sự thất bại được coi là một phần của quá trình học hỏi.
  3. Thúc đẩy hợp tác và tương tác: Văn hóa doanh nghiệp có thể thúc đẩy sự hợp tác và tương tác tích cực giữa các bộ phận và cá nhân trong tổ chức. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc mà sự chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và ý kiến được khuyến khích và tạo ra giá trị cho tổ chức.
  4. Tăng cường cam kết từ nhân viên: Một văn hóa doanh nghiệp tích cực tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động viên, tăng cường sự cam kết và sự hữu ích từ nhân viên.
  5. Tạo ra lợi ích kinh doanh: Văn hóa doanh nghiệp có thể tạo ra lợi ích kinh doanh bằng cách tăng cường hiệu suất làm việc, giảm thiểu rủi ro và tạo ra một hình ảnh tích cực trong cộng đồng và trên thị trường.
  6. Thu hút và giữ chân nhân tài: Một văn hóa doanh nghiệp tích cực có thể thu hút và giữ chân nhân tài, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển và thành công lâu dài.

Nhà lãnh đạo – người tạo ra nét đặc thù của VHDN

Người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nét đặc thù của văn hóa doanh nghiệp. Họ thường là những người đầu tiên xác định và thúc đẩy các giá trị, niềm tin và quy tắc hành vi trong tổ chức, và hành động của họ có ảnh hưởng lớn đến cách mà các thành viên khác trong tổ chức hành xử và tương tác với nhau.

 

Giá trị cốt lõi:

–  Định hướng tầm nhìn chiến lược: giá trị cốt lõi là nền tảng chuẩn mực cho các thành viên trong tổ chức điều hướng hành vi ứng xử của mình.

–  Giữ vững giá trị đặc trưng của doanh nghiệp

–  Thúc đẩy phát triển trong tương lai: đây cũng là yếu tố để thu hút và giữ lại những nhân viên có năng lực, có đóng góp với doanh nghiệp.

–  Là những nguyên tắc không dễ thay đổi, là tôn chỉ cốt lõi của một doanh nghiệp, một tổ chức hoặc một sản phẩm.

Vì sao phải xây dựng giá trị cốt lõi?

  • Giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể định hình được sự khác biệt của mình so với đối thủ cạnh tranh, tạo sự tin tưởng và sự kết nối tốt hơn với khách hàng, giúp tăng tính cạnh tranh và tăng cường sự bền vững trong tương lai.
  • Giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo được một nền tảng chung cho việc đào tạo nhân viên, quản lý nhân sự, đưa ra quyết định kinh doanh và tăng cường sự đồng nhất trong toàn bộ doanh nghiệp
  • Giá trị cốt lõi giúp nhân viên hành xử đúng đắn
  • Khách hàng sẽ hiểu được doanh nghiệp là ai
  • Thu hút và duy trì bền vững đội ngũ nguồn nhân lực tài năng

Công ty như một hệ sinh thái đã thể hiện hành vi hoặc tuân thủ nguyên tắc này chưa? Nếu có, giá trị đó là giá trị cốt lõi. Nếu không, đó là một giá trị mục tiêu.

Phần III: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Các giai đoạn hình thành văn hoá doanh nghiệp

  1. Giai đoạn non trẻ:
  • Giai đoạn mới thành lập
  • Được tạo ra do người sáng lập
  • Rất ít có sự thay đổi
  1. Giai đoạn giữa:
  • Người sáng lập không giữ vai trò thống trị
  • Đã có sự chuyển giao cho thế hệ sau
  • Bắt đầu xuất hiện mâu thuẫn
  1. Giai đoạn chín muồi:
  • Doanh nghiệp có dấu hiệu chững lại
  • Có những xáo trộn lớn trong doanh nghiệp
  • Phải thay đổi văn hoá

11 BƯỚC XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

  1. Tìm hiểu môi trường và chiến lược doanh nghiệp trong tương lai

Vd: Hoạt động tài chính, nguồn nhân lực, hoạt động marketing, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế,…

  1. Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công

Vd: CEO của Amazon xem trải nghiệm khách hàng là một trong những giá trị cốt lõi của công ty.

  1. Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vươn tới

Vd: Tầm nhìn chính là bức tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai.

  1. Đánh giá văn hoá hiện tại và xác định những yếu tố văn hoá nào cần thay đổi
  2. Thu hẹp khoảng cách giữa những gì chúng ta hiện có và những gì chúng ta đang có
  3. Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hoá

→ Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ lực để xây dựng.

  1. Kế hoạch hành động – Một trong 11 bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp quan trọng

→ Khi đã xác định được giá trị cốt lõi, bạn cần lên kế hoạch hành động cho công ty

  1. Tạo động lực cho sự thay đổi

→ Sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đời sống nhân viên

  1. Khuyến khích động viên nhân viên trước những lợi ích của sự thay đổi

→ Người lãnh đạo phải khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi

  1. Thiết lập hệ thống khen thưởng phù hợp với văn hoá doanh nghiệp

→ Các phần thưởng khuyến khích, lời dộng viên sẽ giúp nhân viên cảm thấy mình được công nhận, tiếp thêm động lực cho nhân viên phát triển cũng như là tấm gương cho nhân viên khác noi theo.

  1. Đánh giá duy trì giá trị cốt lõi

→  Doanh nghiệp phải liên tục đánh giá hiệu quả, sự tác động của văn hóa doanh nghiệp tới khách hàng và thiết lập các chuẩn mực mới cho phù hợp với xu thế.

11 bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp giúp định hướng cho doanh nghiệp hiệu quả trong việc lên một bộ văn hóa tích cực cho công ty. Với cách hiểu đúng đắn cùng các bước cơ bản, rõ ràng này, giúp các doanh nghiệp từng bước xây dựng thành công văn hoá cho mình.

“Ngày nay, không lãnh đạo nào có thể thờ ơ với thách thức gắn kết nhân viên trong việc sáng tạo tương lai. Sự gắn bó có thể là tùy chọn trong quá khứ, nhưng ngày nay, nó lại là cả cuộc chơi.” ― Gary Hamel, cố vấn kinh doanh.

Trong thời kỳ 4.0, tư tưởng của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thay đổi, tập trung vào đào tạo con người, phải tự lãnh đạo chính mình và trợ giúp nhân viên lãnh đạo mình.

NẾU BẠN ĐANG MUỐN GIÚP TỔ CHỨC CỦA BẠN THAY ĐỔI VĂN HÓA, BẠN KHÔNG ĐƠN ĐỘC

Tham gia khoá học Đào tạo Triển khai nghề nhân sự do VCPG tổ chức với đội ngũ các chuyên gia vô cùng chất lượng sẽ giúp bạn thành công trong việc đào tạo và quản trị nhân sự và tạo cơ hội phát triển đội ngũ nhân viên một cách hiệu quả nhất. Liên hệ với chúng tôi để đăng kí ngay!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *